Mục lục . Content
- 1. Sự kiện bất khả kháng là gì [Điều 156 Bộ luật 91/2015]
- 2. Sự kiện bất khả kháng trong thời hiện khởi kiện [Điều 156 Bộ luật 91/2015]
- 3. Sự kiện bất khả kháng trong thực hiện nghĩa vụ [Điều 351 Bộ luật 91/2015]
- 4. Sự kiện bất khả kháng trong thuê khoán [Bộ luật 91/2015]
- 5. Sự kiện bất khả kháng trong ủy quyền [Điều 564 Bộ luật 91/2015]
- 6. Sự kiện bất khả kháng trong bồi thường thiệt hại [Điều 584 Bộ luật 91/2015]
DAZPRO: Pháp luật dân sự có những quy định nào liên quan sự kiện bất khả kháng, để trên cơ sở đó, xác định được được quyền và nghĩa vụ của các bên đối với hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra. Sau đây là nội dung quy định.
Căn cứ:
Bộ luật 91/2015/QH13 về Dân sự (Bộ luật 91/2015) Xem tại đây
1. Sự kiện bất khả kháng là gì [Điều 156 Bộ luật 91/2015]
[1.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.]
2. Sự kiện bất khả kháng trong thời hiện khởi kiện [Điều 156 Bộ luật 91/2015]
[Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.]
3. Sự kiện bất khả kháng trong thực hiện nghĩa vụ [Điều 351 Bộ luật 91/2015]
[2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.]
4. Sự kiện bất khả kháng trong thuê khoán [Bộ luật 91/2015]
[Điều 488.
3. Khi giao kết hợp đồng thuê khoán, các bên có thể thoả thuận điều kiện về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.]
[Điều 491.
Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.]
5. Sự kiện bất khả kháng trong ủy quyền [Điều 564 Bộ luật 91/2015]
[1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.]
6. Sự kiện bất khả kháng trong bồi thường thiệt hại [Điều 584 Bộ luật 91/2015]
[2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.].
LIÊN HỆ LUẬT SƯ |