Luật sư làm gì để bảo vệ người bị xâm phạm nhãn hiệu (thương hiệu)

22.7.2022

DAZPRO: Khách hàng của Luật sư không chỉ gồm những người có nhãn hiệu (thương hiệu) bị xâm phạm, mà còn có khách hàng lại là người bị cho là có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của người khác. Trong các trường hợp như vậy Luật sư cần làm những gì để khách hàng tuân thủ pháp luật hoặc giúp khách hàng xử lý hành vi xâm phạm.

 

1.1. Đưa ra lời khuyên (tư vấn pháp luật) để khách hàng có quyết định đúng đắn.

Trong nhiều trường hợp, người bị cho là có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của người khác, dù là cố ý hay vô ý, nhưng đa số là không có điểu kiện để hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan tới nhãn hiệu và các khía cạnh thực tế liên quan tới vấn đề tranh chấp nhãn hiệu (thương hiệu). Trong trường hợp này, Luật sư có hiểu biết và kinh nghiệm về pháp luật nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích về pháp luật và thực tế để từ đó khách hàng có hiểu biết đúng đắn, từ đó đưa ra những quyết định cần thiết phù hợp với tình trạng mà mình đang gặp phải liên quan tới hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Những quyết định từ sự hiểu biết đúng đắn này có thể giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí những vấn đề về xâm phạm nhãn hiệu có liên quan tới mình.

1.2. Thu thập tài liệu, chứng cứ; thiết lập hồ sơ pháp lý để chứng minh có hành vi xâm phạm hay không.

Đây là công việc rất quan trọng của Luật sư với khách hàng của mình, bởi vì công việc này có tính chất như việc đặt những “viên gạch” hay dựng những “hòn đá tảng” trong quá trình theo đuổi việc giải quyết, chứng minh rằng khách hàng không có hành vi vi phạm hoặc ở mức độ vi phạm nào đó không giống như cáo buộc của bên đưa ra đề nghị xử lý xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ cần phải thiết lập là:

– Tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của khách hàng đối với nhãn hiệu.

– Tài liệu giám định.

– Căn cứ pháp lý.

– Hàng hóa liên quan cáo buộc xâm phạm.

– Các  tài liệu, chứng cứ khác liên quan.

1.3. Giải trình hành vi vi phạm.

Việc giải trình, chứng minh hành vi xâm phạm có thể thực hiện với cả bên đưa ra cáo buộc và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Bằng chuyên môn pháp lý và kinh nghiệm xử lý vi phạm nhãn hiệu (thương hiệu) của Luật sư và các tài liệu, chứng cứ đã được thiết lập ở trên, Luật sư sẽ thay mặt khách hàng để đưa ra các tài liệu, bằng chứng để thương lượng với bên cáo buộc hoặc giải trình với cơ quan quản lý nhà nước thụ lý giải quyết hồ sơ xử lý xâm phạm. Kết quả của việc giải trình là việc cơ quan xử lý vi phạm có đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hay không. Dù ở mức độ kết quả nào, thì quyết định giải quyết xử lý đó đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật là điều mà Luật sư cần phải đảm bảo cho khách hàng của mình.

1.4. Khiếu nại Quyết định xử lý vi phạm.

Trường hợp người bị xử lý vi phạm không đồng ý với quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền nhà nước thì có quyền khiếu nại và đề nghị hủy bỏ quyết định này. Việc giải quyết yêu cầu hủy bỏ một quyết định hành chính nhà nước cũng phải tuân theo quy trình pháp lý phức tạp, chặt chẽ. Luật sư sẽ thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan xử lý vi phạm, tiếp tục giải trình, cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho cơ quan xử phạt để chứng minh rằng khách hàng của mình không có hành vi xâm phạm hoặc ở một mức độ nào đó ít hơn. Kết quả của việc khiểu nại này có thể là một quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hoặc quyết định điều chỉnh mức độ vi phạm hoặc quyết định giữ nguyên hiện trạng.

1.5. Khởi kiện tại Tòa án.

Luật sư có thể thay mặt khách hàng để khởi kiện ra Tòa án đối với quyết định xử phạt hành vi (của khách hàng) bị cho là xâm phạm nhãn hiệu của người khác. Việc giải quyết yêu cầu khởi kiện này sẽ tuân theo quy trình tố tụng hành chính phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với thủ tục khiếu nại hành chính. Tuy nhiên, do không đạt được kết quả khiếu nại hành chính thì giải pháp chọn tòa án để giải quyết việc xử lý xâm phạm nhãn hiệu cũng là cách tiếp cận (giải pháp) khác mà khách hàng cũng nên cân nhắc.

 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ