Công việc của Luật sư giải quyết xâm phạm nhãn hiệu (thương hiệu)

22.7.2022

DAZPRO: Trong các vụ việc xâm phạm nhãn hiệu (thương hiệu), Luật sư xử lý vi phạm nhãn hiệu cần thực hiện những nghiệp vụ gì để giúp khách hàng yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

 

1. Thu thập tài liệu, chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ xử lý vi phạm.

Tại bước này, Luật sư sẽ thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan hành vi xâm phạm từ nguồn khách hàng cung cấp và các tài liệu do Luật sư tự tiến hành thu thập, bao gồm cả việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp các tài liệu xác nhận, giám định để khẳng định tính pháp lý của nhãn hiệu bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ này được Luật sư sử dụng để thiết lập hồ sơ pháp lý phục vụ cho các công việc giải trình, khiếu nại hoặc khởi kiện người có hoặc nghi ngờ có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của chủ thể nhãn hiệu.

2. Thay mặt khách hàng trao đổi, thương lượng với người vi phạm nhãn hiệu.

Việc xâm phạm nhãn hiệu có thể xuất phát từ hành vi cố ý hoặc vô ý. Do vậy, việc Luật sư làm việc với người có hành vi xâm phạm bằng phương thức trao đổi, thương lượng có thể là giải pháp phù hợp, hiệu quả để tránh phải sử dụng tới các biện pháp khác mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.

3. Thay mặt khách hàng đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm nhãn hiệu.

Luật sư sẽ nộp hồ sơ đề nghị xử lý vi phạm nhãn hiệu lên cơ quan có thẩm quyền, thông thường là cơ quan Quản lý thị trường hoặc Thanh tra Bộ khoa học và công nghệ. Sau đó, Luật sư sẽ làm việc với cơ quan này để giải trình, làm rõ hành vi vi phạm, đưa ra các yêu cầu, hướng giải quyết để cơ quan xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

4. Khởi kiện tại Tòa án

Bên cạnh các biên pháp xử lý nói trên, Luật sư cũng có thể thay mặt khách hàng khởi kiện người có hành vi xâm phạm nhãn hiệu tại Tòa án. Đây là biện pháp tốn kém thời gian do việc giải quyết vụ việc phải tuân theo trình tự tố tụng phức tạp theo quy định của pháp luật.

 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ