Thủ tục đăng ký Bản quyền phần mềm tại Việt Nam

Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

(Khoản 1 Điều 49 Luật 50)

Căn cứ:

Luật 50/2005/QH11 (sửa bởi VBHN 11/VPQH 2022) về Sở hữu trí tuệ (Luật 50),

NĐ 17/2023/NĐ-CP về Quyền tác giả (NĐ 17),

– TT 08/2023/TT-BVHTTDL Biểu mẫu về Quyền tác giả (TT 08).

1. Đối tượng đăng ký bảo hộ: Phần mềm (Chương trình máy tính).

2. Loại hình tác phẩm đăng ký bảo hộ: Chương trình máy tính.

3. Thành phần hồ sơ đăng ký:

Dịch vụ DAZPRO:

– Tư vấn pháp luật bản quyền tác giả,

– Thực hiện thủ tục đăng ký,

– Tư vấn pháp luật sau dịch vụ.

3.1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả;

3.2. Tác phẩm:

Bản sao chương trình máy tính bao gồm:

– Đĩa CD có chứa chương trình máy tính đó (1 mặt đĩa CD dán giấy trắng ghi tên chương trình máy tính), và

– Bản in trên khổ giấy A4 chứa toàn bộ giao diện và mã code của chương trình máy tính đó. Trường hợp bản in phần mã code chương trình máy tính nêu trên có từ 100 trang trở lên thì in 25 trang đầu, 25 trang giữa và 25 trang cuối của phần mã code.

3.3. Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền nộp hồ sơ;

3.4. Tài liệu chứng minh quyền chủ sở hữu:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Căn cước công dân của tác giả;

– Quyết định giao nhiệm vụ thiết kế tác phẩm, hoặc hợp đồng thuê thiết kế tác phẩm;

– Hợp đồng nhận chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm (nếu có nhận chuyển giao).

3.5. Văn bản đồng ý của đồng tác giả (nếu có đồng tác giả);

3.6. Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu (nếu có đồng sở hữu);

3.7. Văn bản cam kết về việc tự sáng tạo, sáng tạo theo quyết định giao nhiệm vụ (trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu).

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời hạn thực hiện thủ tục: 45 ngày làm việc.

6. Cơ quan thụ lý: Cục Bản quyền tác giả. 7 Phạm vi hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: Toàn lãnh thổ Việt Nam.