Mục lục . Content
Căn cứ:
Luật 50/2005/QH11 (sửa bởi VBHN 11/VPQH 2022) về Sở hữu trí tuệ (Luật 50),
NĐ 65/2023/NĐ-CP về Sở hữu công nghiệp (NĐ 65),
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được pháp luật quy định như sau:
Lưu ý: dấu […] là nội dung đã lược bớt, nội dung trong dấu [ ] là ghi chú thêm.
1. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (thường gọi là thương hiệu) được biểu hiện ở 2 dạng là dấu hiệu xâm phạm bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ, nhãn hiệu nổi tiếng. Trùng được hiểu là dấu hiệu xâm phạm trùng hoàn toàn không có phần khác biệt với nhãn hiệu được bảo hộ; Tương tự được hiểu là dấu hiệu xâm phạm giống phần lớn hoặc cơ bản đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Dấu hiệu xâm phạm bị coi là trùng hoặc tương tự được xác định theo các tiêu chí quy định tại Điều 77 NĐ 65 (xem mục 2 dưới đây).
Điều 129 Luật 50:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ […];“
“c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ […];
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng […].”
2. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Quy định dưới đây trình bày tiêu chí để xác định dấu hiệu xâm phạm (yếu tố xâm phạm) quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ. Một dấu hiệu bị coi là xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các tiêu chí này.
Điều 77 NĐ 65:
“1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.”
“3. […] Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;“
LUẬT SƯ
Tư vấn pháp luật về vi phạm nhãn hiệu,
Giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền,
Đề nghị xử lý vi phạm nhãn hiệu.