Hợp đồng lao động, hình thức và điều không được làm

Định nghĩa về Hợp đồng lao động, Hợp đồng lao động có những hình thức nào, người sử dụng lao động không được làm những điều gì khi giao kết hợp đồng lao động. Sau đây là tổng hợp các quy định liên quan.

Căn cứ:

Bộ luật 45/2019/QH14 về Lao động (Luật 45),

– Các văn bản pháp luật khác liên quan.

Ký hiệu: Lược bớt […], Viện dẫn ” “, Ghi chú [ ]

1. Hợp đồng lao động là gì

Điều 13 Luật 45:

“1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

2. Hình thức thể hiện của hợp đồng lao động

Điều 14 Luật 45:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.” [xem chi tiết tại đây]

3. Điều mà người chủ không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

Điều 17 Luật 45:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.”

Dịch vụ DAZPRO

– Soạn thảo hợp đồng, nội quy lao động,

– Giải quyết tranh chấp lao động,

– Tư vấn pháp luật thường xuyên.